HỘI NGHỊ BAN CHẤP HÀNH TÂY NGUYÊN

Hội nghị BCH lần thứ 3 diễn ra trong hai ngày 17 và ngày 18 tháng 07 năm 2014.  Ngày 17/7 họp nội bộ BCH và ngày 18/7 họp BCH mở rộng tại thành phố Buôn Mê Thuột tỉnh Đăk Lăk. Nhằm đánh giá thực trạng ngành sắn thời gian qua, hiện tại và tương lai, đồng thời nhìn nhận lại 01 năm hoạt động của Hiệp Hội Sắn Việt Nam kể từ ngày thành lập (tháng 06/2013-tháng 06/2014).
 

Thành viên Ban Chấp Hành Hiệp hội Sắn Việt Nam
 

I. Hội nghị Nội Bộ ngày 17/07/2014:
Hội nghị ngày 17/07/2014 có sự có mặt của Ban chấp hành gồm 16 thành viên, vắng 04 thành viên (có lý do). Sau khi nghe báo cáo, Hội nghị đã thống nhất biểu quyết và Chủ tịch TS.Nguyễn Văn Lạng thay mặt BCH kết luận những vấn đề sau:
(1) Tổng hợp kết quả hội nghị, có báo cáo bằng văn bản cho Thủ tướng và cho Chủ tịch nước về thực trạng ngành sắn, đề xuất kiến nghị các giải pháp cho ngành sắn.
(2) Tiêu chuẩn nước thải ngành chế biến tinh bột sắn: thống nhất làm với Cục Kiểm soát Ô nhiễm xây dựng đề án, Kinh phí thực hiện theo đề án chi tiết (kinh phí do Cục Kiểm soát ô nhiễm – Bộ TNMT lập và sẽ chuyển vào tài khoản cho Cục) kinh phí sẽ phân bổ và thông báo cho các thành viên đóng góp đủ để thực hiện dự án. 100% thành viên biểu quyết.
(3) Tiêu chuẩn tinh bột sắn đang làm với Tổng cục đo lường chất lượng, xem xét đưa ra mức không cao như thế giới, nhưng phải thống nhất được TCVN tiêu chuẩn tinh bột sắn Việt nam. 100% thành viên biểu quyết.
(4) Bổ sung thêm thành viên ban chấp hành mới: theo điều lệ, điều 14 quy định BCH được bầu bổ sung thành viên BCH, BCH thống nhất bổ sung thêm 04 để số lượng thành viên Ban chấp hành mới sẽ là 21. 100% thành viên biểu quyết.
(5) Thị trường: Trung Quốc vẫn là thị trường truyền thống, cần phải có giải pháp phù hợp. Bên cạnh đó cần tổ chức hội nghị với tham tán thương mại các quốc gia khác có nhu cầu tinh bột sắn lớn của Việt Nam để mở rộng thị trường xuất khẩu. Đề nghị các đơn vị thành viên kiến nghị các giải pháp để thường trực văn phòng tổng hợp, báo cáo.
(6) Quảng cáo truyền thông: Làm phóng sự trên Truyền hình, từ nay đến tháng 08 sẽ làm. Hiện nay có rất ít người biết về hiệp hội sắn, cây sắn mang lại giá trị trên 1,5 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cho Việt Nam, phải xây dựng quảng cáo của ngành Sắn Việt Nam thành 1 chương trình.
II. Hội nghị mở rộng ngày 18/07/2014:
Hội nghị vinh dự có sự tham dự của các lãnh đạo địa phương các tỉnh tây nguyên, Ban chỉ đạo Tây Nguyên, Lãnh đạo Cục Trồng trọt – BNN & PTNT; Giám đốc các trung tâm, Viện nghiên cứu: Trung tâm Hưng Lộc, Tổ chức CIAT, Công ty Agromonitor, Giám đốc các nhà máy tinh bột sắn khu vực Tây Nguyên và các thành viên BCH Hiệp Hội.
Khai mạc và chủ trì hội nghị Chủ tịch TS. Nguyễn Văn Lạng giới thiệu Hội nghị nội dung: (1) Các báo cáo thực trạng ngành sắn, hiệu quả cây sắn với cây trồng khác trên khu vực Tây Nguyên(2) Tham luận hội nghị: Báo cáo thị trường và định hướng ngành sắn (Bà Trần Ngọc Yến) ; Nghiên cứu và chuyển giao giống sắn mới có năng suất cao hơn (Tổ chức Ciat, Trung Tâm Hưng Lộc) (3) Phát biểu ý kiến của lãnh đạo các tỉnh, ban ngành và quý khách mời về thực trạng và định hướng ngành sắn. Hội nghị cũng thu hút sự quan tâm của các Báo đài truyền hình Trung ương và địa phương đến dự và đưa tin hội nghị.

TS. Nguyễn Văn Lạng – Chủ tịch Hiệp Hội Sắn Việt Nam khai mạc Hội nghị
 

1. Báo cáo của Ông Nghiêm Minh Tiến – Phó chủ tịch thường trực Hiệp Hội Sắn Việt nam

Ông Nghiêm Minh Tiến – Phó chủ tịch Hiệp Hội Sắn Việt Nam báo cáo thực trạng ngành sắn.
 

Những năm gần đây, cây sắn ở Việt Nam từ loại cây lương thực phụ đã trở thành cây công nghiệp quan trọng, với diện tích, năng suất và sản lượng tăng nhanh. 
Sắn được trồng nhiều ở vùng Bắc Trung bộ - Duyên hải miền Trung (147,9 ngàn ha), Tây Nguyên (149,5 ngàn ha) và Đông Nam bộ 96 ngàn ha: với tổng diện tích trồng sắn của cả nước đạt 560.000 ha, sản lượng củ sắn tươi đạt khoảng 9,5 triệu tấn/năm. 
Sản lượng tinh bột sắn mỗi năm từ 1,6-2 triệu tấn, sản lượng sắn xuất khẩu đứng thứ 2 thế giới chỉ sau Thái Lan, trong đó có 80% sản lượng sắn xuất khẩu 
sang Trung Quốc, Đài Loan, Philippines, Malaysia, Indonesia… còn lại 20% được tiêu thụ trong nước; kim ngạch xuất khẩu đạt trên 1 tỉ USD/năm. 


Hằng năm, ngành sắn Việt Nam đã góp phần giải quyết công ăn việc làm ổn định cho trên 50.000 lao động công nghiệp tại các nhà máy chế biến sắn và trên 1,2 triệu lao động là người trồng sắn. 
Từ đó, cây sắn được đánh giá là loại cây trồng xóa đói giảm nghèo cho nhiều địa phương trong cả nước, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn quốc gia.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, tại hội nghị, các đại biểu cũng chỉ ra những hạn chế, vướng mắc của ngành. 
- Chưa có tiêu chuẩn quốc gia về tinh bột sắn làm cơ sở quản lý điều hành xuất khẩu sản phẩm tinh bột sắn của Việt Nam cũng như phải cạnh tranh với các quốc gia khác về chất lượng.
- Hiện nay, hầu hết công nghệ thiết bị chế biến tinh bột sắn tại các nhà máy trong cả nước đều đã cũ, trong khi tốc độ cải tiến chậm, dẫn đến chất lượng sản phẩm làm ra chưa đồng đều, một số chưa đủ tiêu chuẩn để thâm nhập vào các thị trường khó tính như Nhật Bản, EU...
- Việc quy hoạch vùng nguyên liệu sắn còn chồng chéo, chưa thống nhất, dẫn đến hiện tượng cạnh tranh mua tranh bán tại nhiều vùng trồng; hiện nay mới chỉ phát triển nguyên liệu thiên về mở rộng diện tích chứ chưa quan tâm vào thâm canh, chuyển giao giống có năng suất, chất lượng cao để nâng cao hệ số sử dụng đất nông nghiệp…
- Vấn đề ô nhiễm môi trường trong một số các nhà máy chưa triệt để còn mùi hôi để người dân kiện cáo và cơ quan nhà nước không đồng tình gây khó khăn cho doanh nghiệp và ảnh hưởng chung đến đến uy tín của ngành sắn.

2. Báo cáo của Ông Phạm Vũ Hà – Tổng thư ký Hiệp Hội Sắn Việt nam

 

      

      Ông Phạm Vũ Hà – Tổng thư ký Hiệp Hội Sắn Việt Nam báo cáo kết quả hoạt động của văn phòng sau 01 năm (19/06/2013-19/06/2014) .

Ông Phạm Vũ Hà – Tổng thư ký Hiệp Hội Sắn Việt Nam báo cáo kết quả 01 năm hoạt động (19/06/2013-19/06/2014), định hướng 06 tháng cuối năm 2014 và báo cáo tình hình tài chính.Hiệp hội mới thành lập, nhưng đã phải đối mặt với nhiều thách thức: Sự phát triển nóng trong ngành chế biến; Thị trường tinh bột sắn cuối năm 2013 giảm mạnh về giá, nhu cầu thị trường Trung quốc giảm liên tục làm tình hình sản xuất và kinh doanh của các đơn vị gặp nhiều khó khăn do không bán được hàng; Bên cạnh đó kinh phí hoạt động của Hội còn ít nên các mục tiêu phải cân đối lại.

3.  Hội nghị thảo luận và cho ý kiến:

 
 
Ông Nguyễn Đức Luyện – Phó chủ tịch UBND tỉnh Đăc Nông
 
  

 

Ông Mr.Jonathan Newby – Giám đốc Phụ trách cây Sắn (Tổ chức CIAT)

 

Sau khi nghe báo cáo, tiếp thu và tổng hợp các ý kiến của lãnh đạo tỉnh, ngành, trung tâm, viện nghiên cứu. Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam – TS. Nguyễn Văn Lạng kết luận hội nghị và đưa ra một số điểm chính trong công tác hoạt đông năm 2014 của Hiệp hội.

(1) Về nguyên liệu và giống: nghiên cứu giống có năng suất cao, biện pháp canh tác tốt để tăng thu nhập cho người dân, không tăng diện tích nhưng tăng năng suất. Kiến nghị Bộ NN-PTNT, Bộ KHCN và các tổ chức nghiên cứu vào cuộc và Trung tâm Hưng Lộc là ngọn cờ đảm bảo giống không chỉ KM94. Giải pháp thâm canh, xen canh, tăng năng suất và có các biện pháp giảm sói mòn đất.
(2) Về công nghệ thiết bị: phát triển các công nghệ tiên tiến, đầu tư công nghệ chế biến tiên tiến để nâng cao tỷ lệ thu hồi tinh bột, nước thải ra môi trường tốt hơn.
(3) Về Thị trường: không để chung trứng một giỏ nhưng vẫn phải chấp nhận nó. Chấp nhận thị trường Trung Quốc, nhưng phải có giải pháp phù hợp. Hiện nay đang có xu hướng Trung quốc mua lại hoặc đầu tư mới các nhà máy tinh bột sắn của Lào, Campuchia sẽ giảm dần sự phụ thuộc vào Việt Nam vì thế việc xúc tiến các thị trường khác ngoài thị trường Trung quốc là cần thiết, trước tiên ưu tiên xúc tiến thị trường khu vực Châu á, phát triển thị trường Châu.
(4) Về môi trường: Xem đặc thù của ngành, làm lộ trình xây dựng tiêu chuẩn môi trường ngành sản xuất tinh bột sắn giống như các ngành sản xuất Cao su, sản xuất Giấy,… các đơn vị phải tập trung giải quyết không để mùi, không ảnh hưởng không khí bằng việc sấy bã, đầu tư thiết bị tốt hơn tăng hiệu quả và giảm ô nhiễm môi trường.
(5) Quảng cáo và quảng bá hình ảnh của Hiệp hội Sắn Việt Nam cho các tổ chức xã hội, bộ, ban, ngành biết rõ hơn, nhiều người biết đến hơn.
(6) Tăng cường công tác kết nạp hội viên mới.
Trên đây là tóm tắt kết quả hội nghị.
VP HIỆP HỘI SẮN VIỆT NAM
 

Gửi cảm nhận của bạn


Các bài liên quan

Đơn vị thành viên  

bảo hộ lao động

Hiệp hội Sắn Việt Nam

Emailhiephoisanvietnam@gmail.com

Trụ sở chính: Số 3, Ngõ 479, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3793.9168         Fax: (024) 3793.9168
Văn phòng đại diện: Biệt thự 32 D7, khu biệt thự Sài Gòn Pearl, 92 nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

bảo hộ lao động in hóa đơn

Thiết kế bởi VTM IT