Hội thảo về Thực trạng và phương hướng phát triển ngành Ethanol tại Việt Nam ngày 14.11.2014

Lãnh đạo Hiệp hội sắn Việt Nam tham dự buổi Hội thảo về Thực trạng và phương hướng phát triển ngành Ethanol tại Việt Nam do Hiệp hội Nhiên liệu Sinh học Việt Nam tổ chức tại Khách sạn Sofitel Plaza Hà Nội.
Nội dung chính của Hội thảo:
a – Thực trạng ngành Ethanol:
(1) Hiện tại, cả nước có 07 Nhà máy Ethanol với tổng mức đầu tư trên 500 triệu USD, với công suất thiết kế 600.000 M3/năm, tập trung chủ yếu tại Miền Trung – Tây Nguyên và Miền Nam Việt Nam. Hiện tại, chỉ có 04/07 Nhà máy có khả năng sản xuất được E100. Nếu 04 Nhà máy này hoạt động đạt 80% công suất thiết kế sẽ cung cấp ra thị trường 320.000 M3 E100/năm, dư đủ cho nhu cầu pha xăng E5 – E10 theo lộ trình của Chính phủ.
(2) Hầu hết các Nhà máy có công suất lớn mới xây dựng đều sử dụng sắn (khô hoặc tươi) làm nguyên liệu để sản xuất Ethanol.
(3) Thiết bị của các Nhà máy được xây dựng sau năm 2007, đều được đầu tư thiết bị mới 100%, xuất xứ Châu Á và G7. Trình độ tự động hóa đạt trên 85%.
b- Thuận lợi và khó khăn:
● Thuận lợi:
(1) Phát triển năng lượng tái tạo thay thế năng lượng hóa thạch (dầu mỏ, than đá) là xu thế tất yếu của thế giới đương đại. Chính phủ đã ban hành chính sách để thực hiện chiến lược này, nhằm mục tiêu: an ninh năng lượng, bảo vệ môi trường, phát triển nông nghiệp nông thôn.
(2) Chính phủ đã ban hành lộ trình sử dụng xăng E5 cho một số tỉnh, thành phố từ 01/12/2014 và trên toàn quốc bắt đầu từ 01/12/2015.
(3) Là một nước nông nghiệp với nguồn nguyên liệu ổn định, đi kèm với cơ chế chính sách khuyến khích phát triền và có thể coi đây là ngành “chế biến nông sản kỹ thuật cao” sẽ là một thuận lợi lớn cho ngành sản xuất Ethanol.
(4) Giá xăng dầu thế giới luôn ở xu hướng tăng, trong khi giá nông sản luôn có hướng giảm.
(5) Đây là sản phẩm thân thiện với môi trường.
Khó khăn:
(1) Giá nguyên liệu quá cao do phải cạnh tranh với sắn xuất khẩu sang Trung Quốc, khấu hao cao và chi phí vốn cao nên các Nhà máy E100 của Việt Nam khó xuất khẩu cồn ra nước ngoài, trong khi thị trường tiêu thụ khác chưa có.
(2) Chi phí vốn cao.
(3) Thiếu vốn lưu động để thu mua dự trữ nguyên liệu cho sản xuất sau vụ thu hoạch sắn. Do đó, tỷ trọng nguyên liệu mua được cho sản xuất có giá tốt thấp hơn tỷ trọng nguyên liệu có giá cao, làm cho giá nguyên liệu bình quân cả năm thường cao.
(4) Yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn xả thải của các Nhà máy.
(5) Thị trường tiêu thụ không tốt: Thị trường xăng sinh học chậm ra đời so với kỳ vọng, nên không tạo ra được đầu ra có hiệu quả hơn cho Ethanol Việt Nam. Trong khi giá thành sản xuất Ethanol của Việt Nam không cạnh tranh được với Mỹ và Braxin nên khó xuất khẩu, từ đó làm tê liệt hoạt động của các Nhà máy sản xuất Ethanol.
c- Các giải pháp khắc phục khó khăn để phát triển bền vững:
 (1) Xây dựng vùng nguyên liệu ổn định.
 (2) Đa dạng hóa nguyên liệu sản xuất cồn, giảm phụ thuộc vào sắn, nhằm tận dụng được các nguyên liệu: Ngô – Khoai lang khi các nguyên liệu này có giá phù hợp.
 (3) Cải tiến công tác thu mua nguyên liệu tránh tình trạng tranh mua, tranh bán. Phối hợp với các Hiệp hội như: Hiệp hội Sắn, Hiệp hội thức ăn gia súc, các Công ty xuất khẩu sắn lớn của Việt Nam, để tìm ra phương thức phù hợp điều chỉnh giá thu mua sắn sao cho vừa đảm bảo thu nhập hợp lý cho người trồng sắn vừa bảo đảm cho các nhà sản xuát duy trì sản xuất ổn định.
 (4) Xây dựng thị trường tiêu thụ Ethanol bền vững có giá trị gia tăng cao.
 (5) Tận dụng phụ phẩm trong quá trình sản xuất Ethanol như: CO2, bã cồn, phân hữu cơ…góp phần tăng thu, giảm thiểu chi phí sản xuất, tăng cao hiệu quả sản xuất cho Nhà máy.
 (6) Không ngừng nghiên cứu cải tiến thiết bị, công nghệ, quản lý để hạ giá thành sản phẩm.
 d- Các kiến nghị và đề xuất:
 (1) Chính phủ quan tâm chỉ đạo các tỉnh, thành phố thực hiện đúng lộ trình sử dụng xăng E5, E10 đã công bố, xem xét ban hành đồng bộ các chính sách ưu đãi cho nhiên liệu sinh học.
 (2) Các doanh nghiệp đầu mối xăng dầu như Petrolimex, PV-Oil…tăng cường hợp tác và hỗ trợ ngành sản xuất nguyên liệu sinh học.
(3) Bộ Nông nghiệp & PTNT đưa cây sắn và cây khoai lang vào danh mục cây công nghiệp cung ứng nguyên liệu cho ngành sản xuất Ethanol, có biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp phát triển vùng nguyên liệu bền vững, có chính sách khuyến nông.
(4) Bộ Khoa học và Công nghệ hoàn thiện tiêu chuẩn và quy chuẩn liên quan đến sản phẩm nguyên liệu sinh học, nghiên cứu điều chỉnh các chỉ tiêu môi trường phù hợp.
(5) Bộ Tài chính nghiên cứu và đề xuất cho Chính phủ và Quốc hội ban hành các chính sách ưu đãi tài chính đối với nguyên liệu sinh học.
(6) Bộ Công thương nghiên cứu tham mưu cho cho Chính phủ xem xét, điều chỉnh, bổ sung quyết định 177/TTg-Cp cho phù hợp hơn với tình hình mới.

Gửi cảm nhận của bạn


Các bài liên quan

Đơn vị thành viên  

bảo hộ lao động

Hiệp hội Sắn Việt Nam

Emailhiephoisanvietnam@gmail.com

Trụ sở chính: Số 3, Ngõ 479, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3793.9168         Fax: (024) 3793.9168
Văn phòng đại diện: Biệt thự 32 D7, khu biệt thự Sài Gòn Pearl, 92 nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

bảo hộ lao động in hóa đơn

Thiết kế bởi VTM IT