Lãnh đạo Hiệp Hội Sắn Việt Nam gặp mặt và làm việc với UBND tỉnh Quảng Trị.

Ngày 08.07.2015, Lãnh đạo Hiệp hội sắn Hiệp hội sắn Việt Nam có buổi làm việc với lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Trị để báo cáo “Thực trạng ngành sắn Việt Nam, những kiến nghị giải pháp phát triển sắn bền vững của tỉnh Quảng Trị nói riêng và cả nước nói chung”.
I. TS. Nguyễn Văn Lạng – Chủ tịch HHSVN:
1. Khái quát ngành sắn:
Hiện nay Hiệp hội có 70 đơn vị thành viên đều là những nhà máy có sản lượng lớn trên cả nước.
Cả nước có trên 100 nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Những năm qua kim ngạch  xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn trên 1 tỷ USD/ năm. Về xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ 2 sau Thái Lan.
Cây sắn là cây truyền thống của dân tộc nay đã trở thành cây công nghiệp có hiệu quả cho bà con các dân tộc trung du, miền núi nơi mà các ngành công nghiệp khác chưa đến được.
Với sự nghiên cứu và chuyển giao các giống sắn mới do (Viện di truyền Nông nghiệp, Trung Tâm Hưng Lộc, Tổ chức CIAT…) Năng suất ngày càng tăng lên, những nơi có tưới có thể đạt trên 70T/ha.
Thiết bị công nghệ sản xuất tinh bột sắn do Việt Nam sản xuất 100%, tỷ lệ thu hồi cao.
Môi trường: có 6 nhà máy thải nước thải A. Hiện nay đang xúc tiến làm tiêu chuẩn nước thải QCVN cho riêng ngành sắn. Hồ nước thải được phủ bạt để thu hồi biogas sấy sản phẩm, bã sắn đa số được đưa vào dây truyền sấy đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Ngành chế biến tinh bột sắn không còn ô nhiễm môi trường như trước đây nữa. 
2. Kiến nghị: Hiệp hội Sắn tư vấn phản biện với tỉnh nhà tham gia quy hoạch chiến lược phát triển ngành sắn, thông qua một số hoạt động cụ thể như sau:
- Đưa giống mới, năng suất cao, chịu được bệnh.
- Giới thiệu, hỗ trợ Sở Nông nghiệp & PTNT, Sở TNMT về công nghệ mới, chương trình nghiên cứu trong lĩnh vực sắn. Giới thiệu giống sắn với năng suất cao, nâng cao kim ngạch xuất khẩu sắn của tỉnh.
3. Kiến nghị đối với UBND tỉnh:
- Có chủ trương chính thức trong việc phát triển lĩnh vực công nghiệp chế biến sắn, quan tâm đến các thành viên là các nhà máy tại địa phương (Nhà máy SEPON, Nhà Máy An Thái, Nhà máy FOCOCEV). Trước mắt quy hoạch 03 Nhà máy hiện có, quan tâm hỗ trợ các doanh nghiệp này đầu tư chiều sâu, tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh.
- Chủ trương chính sách bằng nguồn ngân sách địa phương cho phát triển nguyên liệu.
- Cơ chế chính sách cho nông dân để phát triển vùng nguyên liệu, nâng cao thu nhập. Tổ chức kết nối giữa nông dân và nhà khoa học trong lĩnh vực nông nghiệp.
- Giải quyết khó khăn cho các nhà máy về vận tải, cơ chế chính sách thuế, khuyến công, khuyến nông, đề tài khoa học cho lĩnh vực này.
II. Ý kiến của Ông Hà Sỹ Đồng – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị:
Qua ý kiến các Sở ban ngành, Ông Hà Sỹ Đồng kết luận:
- Cảm ơn thông tin của Hiệp hội sắn Việt Nam, qua thông tin của hiệp hội sẽ giúp cho tỉnh có định hướng phát triển về cây sắn trước mắt cũng như lâu dài.
- Chỉ đạo các Sở ban ngành rà soát lại quỹ đất để cho phát triển trồng sắn, khi có dư nguyên liệu cho sản xuất của 3 nhà máy sẽ cho phát triển thêm nhà máy nhằm thu mua hết nguyên liệu cho người dân.
- Sẽ làm việc với cảng biển, Công ty đường sắt để có hướng giải quyết khó khăn về vận tải cho các nhà máy.
- Đề nghị tất cả các nhà máy trên địa bàn, đơn vị nào chưa là thành viên hiệp hội thì tham gia là thành viên, nắm bắt thông tin thị trường để điều chỉnh kế hoạch sản xuất kinh doanh của đơn vị cho sát với thực tế tránh bị tồn kho.
- Về hội nghị BCH của Hiệp hội dự kiến tổ chức cuối tháng 7 tại Quảng trị, chúng tôi hoan nghênh và đề nghị Hiệp hội có thông tin lịch và nội dung họp cụ thể để chúng tôi sắp xếp tham dự.

Gửi cảm nhận của bạn


Các bài liên quan

Đơn vị thành viên  

bảo hộ lao động

Hiệp hội Sắn Việt Nam

Emailhiephoisanvietnam@gmail.com

Trụ sở chính: Số 3, Ngõ 479, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3793.9168         Fax: (024) 3793.9168
Văn phòng đại diện: Biệt thự 32 D7, khu biệt thự Sài Gòn Pearl, 92 nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

bảo hộ lao động in hóa đơn

Thiết kế bởi VTM IT