Thừa Thiên - Huế: Khẩn trương dập dịch khảm lá sắn

Nông Nghiệp
Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế đã chỉ đạo việc khẩn trương phòng trừ dịch bệnh khảm lá sắn lây lan, gây hại trên diện rộng gây ảnh hưởng đến sản xuất.Description: https://photo-2-baomoi.zadn.vn/w700_r1/2020_04_14_120_34699774/74688e94f7d71e8947c6.jpg

Hơn ngàn ha sắn ở Thừa Thiên- Huế bị bệnh khảm lá gây hại. Ảnh: Tiến Thành.

Theo Chi cục Trồng trọt và BVTV Thừa Thiên- Huế, kế hoạch năm 2020, toàn tỉnh trồng khoảng 5.665 ha sắn, đã trồng 4.824 ha.
Đến nay, đã có 1.591 ha bị bệnh khảm lá sắn đang gây hại, tập trung chủ yếu huyện Phong Điền, Quảng Điền và thị xã Hương Trà.Trong đó, diện tích bị mất trắng là hơn 816 ha; diện tích nhiễm trung bình - nặng 688 ha.
Hiện, bệnh khảm lá sắn cũng đã bùng phát ở huyện A Lưới với khoảng 8 ha bị nhiễm, ở các xã Hương Nguyên, Hồng Hạ… tỷ lệ nhiễm bệnh 20-30%, nơi cao 70-100% và chủ yếu trên giống sắn KM94.
Vụ sắn năm nay gia đình ông Nguyễn Đắc Hùng (trú thôn Đồng Lâm, xã Phong An, Phong Điền) có hơn 8 sào sắn nhưng hơn một nửa trong số đó đã hư hại do bệnh khảm lá.
Theo ông Hùng, sau một thời gian trồng, cây sắn bắt đầu phát triển có hiện tượng bị xoăn và bạc lá và lây lan nhanh ra các cây khác. Gia đình ông đã mua nhiều loại thuốc bảo vệ thực vật về phun và tăng cường bón phân nhưng bệnh vẫn không thuyên giảm.
Theo nhẩm tính của ông Hùng, hàng năm trung bình mỗi ha sắn mang lại thu nhập cho gia đình gia đình khoảng 20 - 30 triệu đồng.
Ông Trịnh Đức Hùng, Chủ tịch UBND huyện Phong Điền, huyện có gần 1.000 ha sắn nhiễm bệnh khảm lá. Để hỗ trợ cho người nông dân bị thiệt hại, UBND huyện Phong Điền đã thống nhất mức hỗ trợ tiêu hủy trên diện tích sắn bị nhiễm bệnh là 2 triệu đồng/ha đối với diện tích bị nhiễm bệnh trên 70% , 1 triệu đồng/ha đối với diện tích bị nhiễm bệnh dưới 70%.
Theo Giám đốc Sở NN-PTNT Thừa Thiên- Huế Hồ Sỹ Nguyên, Sở đã có công văn chỉ đạo Chi cục Trồng trọt và BVTV, các Phòng Nông nghiệp, Trạm Khuyến nông vận động người dân nhổ bỏ những diện tích sắn bị nhiễm bệnh để tiêu hủy để tránh lây lan. Hiện, các địa phương đã tổ chức nhổ bỏ, tiêu hủy gần 1.000 ha.

Description: https://photo-2-baomoi.zadn.vn/w700_r1/2020_04_14_120_34699774/c2fc3c004543ac1df552.jpg

Dịch bệnh khảm lá sắn đã gây thiệt hại nặng nề cho người nông dân. Ảnh: Tiến Thành.

Đồng thời, tăng cường công tác kiểm tra để dự báo nhằm phát hiện sớm bệnh khảm lá sắn, bọ phấn trắng để hướng dẫn nông dân phòng trừ kịp thời, hạn chế bệnh phát triển lây lan trên diện rộng, tránh ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cây trồng.
Cùng với đó, tổ chức tập huấn, tuyên truyền về tác hại của bệnh khảm lá sắn, nguyên nhân và biện pháp phun trừ bọ phấn trắng để hạn chế lây lan cho những vụ sau.
Trước tình hình bệnh khảm lá sắn bùng phát và nguy cơ lan nhanh ở huyện A Lưới, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên- Huế đã có công văn chỉ đạo việc khẩn trương phòng trừ.
Theo đó, yêu cầu UBND huyện A Lưới tổ chức huy động lực lượng nhổ bỏ, tiêu hủy cây sắn nhiễm bệnh bằng cách chất đống để đốt.
Trước khi nhổ, tiến hành phun trừ bọ phấn trắng bằng các loại thuốc hóa học như Chess 50WG, Topchets 650WG… phun kỹ vào dưới mặt lá để tăng khả năng bám dính của thuốc với bọ phấn, ngăn ngừa bọ phấn phát tán lây lan. Tiếp tục kiểm tra phát hiện sớm để tiêu hủy và phun trừ bọ phấn trắng kịp thời, hiệu quả...

TIẾN THÀNH

Gửi cảm nhận của bạn


Các bài liên quan

Đơn vị thành viên  

bảo hộ lao động

Hiệp hội Sắn Việt Nam

Emailhiephoisanvietnam@gmail.com

Trụ sở chính: Số 3, Ngõ 479, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3793.9168         Fax: (024) 3793.9168
Văn phòng đại diện: Biệt thự 32 D7, khu biệt thự Sài Gòn Pearl, 92 nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

bảo hộ lao động in hóa đơn

Thiết kế bởi VTM IT