Trung Quốc hứa hẹn sẽ tăng nhu cầu nhập khẩu sắn Việt trong năm tới

DNHN - Trung Quốc - quốc gia có nền kinh tế phát triển bậc nhất châu Á - được dự báo sẽ có nhu cầu nhập khẩu sắn lớn hơn nữa trong năm tới.

Trồng sắn ở Trung Quốc. (Ảnh: Tridge)

Cụ thể, Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ sắn và các sản phẩm từ sắn lớn nhất của Việt Nam. Lũy kế 11 tháng đầu năm nay chúng ta đãvxuất khẩu sang quốc gia tỷ dân gần 2,5 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn với trị giá gần 1 triệu USD, tăng gần 10,5% về lượng và tăng hơn 1/4 về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái. Xuất khẩu sắn và các sản phẩm từ sắn sang Trung Quốc trong 11 tháng đầu năm nay chiếm gần 94% tổng lượng sắn và các sản phẩm từ sắn của cả nước.
Theo số liệu tổng hợp, Việt Nam xuất khẩu 276,1 nghìn tấn sắn và các sản phẩm từ sắn trong tháng 11 năm nay với trị giá 126,59 triệu USD, tăng gần 51% về lượng và tăng 55% về trị giá so với tháng trước; so với cùng kỳ năm ngoái đã giảm 0,6% về lượng nhưng đã tăng gần 1/5 về trị giá. Giá xuất khẩu bình quân sắn và các sản phẩm từ sắn ở mức 458,5 USD/tấn, tăng gần 3% so với tháng trước và tăng hơn 1/5 so với tháng 11 năm ngoái. 
Lũy kế 11 tháng năm 2021, Việt Nam xuất khẩu được hơn 2,6 triệu tấn sắn và các sản phẩm từ sắn với trị giá hơn 1 tỷ USD, tăng gần 8% về lượng và tăng  hơn 22% về trị giá so với cùng kỳ năm ngoái.
Tính riêng về mặt hàng sắn lát, Việt Nam xuất khẩu được 771,97 nghìn tấn sắn trong 11 tháng trong năm nay với trị giá gần 200 triệu USD, tăng gần 34,5% về lượng và tăng gần 53% về trị giá so với cùng kỳ năm 2020.
Các chuyên gia trong ngành dự báo rằng Trung Quốc sẽ còn nhập khẩu nhiều hơn sắn và các sản phẩm từ sắn của Việt Nam do điều kiện địa lý thuận lợi. Tuy nhiên các chuyên gia cũng khuyến nghị rằng sản xuất là phải có kế hoạch, có phương án và dự phòng rủi ro. Dịch bệnh hay ách tắc xuất nhập khẩu cũng là rủi ro phải tính. Đặc biệt nông sản cơ bản là sản xuất nhỏ lẻ của bà con nên có liên kết với doanh nghiệp cũng chỉ được phần nào, quan trọng là phải có công cụ kết nối giữa 3 nhà, đặc biệt là nhà nước-nhà quản lý đối với vùng sản xuất và thị trường.
Bên cạnh đó, đầu nguồn sản phẩm là nhà nông, muốn thoát lệ thuộc thương lái, cần sản xuất sạch hơn, chất lượng hơn – tự tin với đầu ra sẽ chủ động hơn về giá cả, bạn hàng. Doanh nghiệp, thương lái là kênh trung gian, thoát lệ thuộc thị trường truyền thống, phải tích cực tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đa kênh, đa dạng hóa thị trường.
Chung quy lại thì chúng ta vẫn cần chiến lược từ tầm nhìn có hệ thống của cơ quan chức năng, biến thành hành động, và nhân rộng. 

Hương Thu - Doanh nghiệp hội nhập 

Gửi cảm nhận của bạn


Các bài liên quan

Đơn vị thành viên  

bảo hộ lao động

Hiệp hội Sắn Việt Nam

Emailhiephoisanvietnam@gmail.com

Trụ sở chính: Số 3, Ngõ 479, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3793.9168         Fax: (024) 3793.9168
Văn phòng đại diện: Biệt thự 32 D7, khu biệt thự Sài Gòn Pearl, 92 nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

bảo hộ lao động in hóa đơn

Thiết kế bởi VTM IT