Hội nghị Hiệp hội Sắn Việt Nam lần 02 năm 2014


Vào lúc 8h00 phút ngày 22 tháng 02 năm 2014, Hiệp hội Sắn Việt Nam đã khai mạc Hội nghị tổng kết công tác năm 2013 và chương trình hoạt động năm 2014, Hội nghị được tổ chức tại Tp. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định.

 

Hội nghị 2014 của Hiệp hội Sắn Việt Nam.

Về phía lãnh đạo tỉnh bình định: Hội nghị vinh dự có sự tham dự của Ông Hồ Quốc Dũng - Ủy Viên Thường vụ Tỉnh ủy - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bình Định; Ông Lê Công Nhường - Phó Giám đốc sở Khoa học và Công nghệ; Ông Trần Đức Tiến - Phó giám đốc Sở Công Thương, Ông Hồ Ngọc Hùng – Phó giám đốc Sở Nông nghiệp & PTNT; Ông Nguyễn Thanh Hải – Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Định và các cơ quan ban ngành khác.
 

 Phó chủ tịch UBND tỉnh Bình Định Hồ Quốc Dũng phát biểu tại Hội nghị

Về dự hội nghị: thành viên BCH có 12/17 (vắng 5 người có lý do). Ban kiểm soát 3/3; Hội viên có 7 đơn vị.
Khách mời có:
1.      Vụ châu Mỹ Bộ Công thương.
2.      Hiệp hội Hữu nghị Việt Nam – Brazil.
3.      Công ty Mía đường 2 – Đồng Nai.
4.      Công ty CP Phân tích và Dự báo Thị trường Việt Nam - Agromonitor.
5.      Đài truyền hình tỉnh Bình Định.
Chủ tịch TS. Nguyễn Văn Lạng đề nghị Hội nghị tập trung ba vấn đề: (1) Bình luận thực trạng và định hướng ngành sắn ?. (2) Đánh giá và đề xuất chương trình hành động ?. (3) Thảo luận thống nhất quan điểm về: Vùng nguyên liệu để tránh cạnh tranh; Về công nghệ thiết bị chế biến; Về vấn đề xử lý môi trường ?.
Phó chủ tịch thường trực Hiệp hội Ông Nghiêm Minh Tiến đã báo cáo kết quả hoạt động năm 2013 & kế hoạch hoạt động 2014 và báo cáo Tài chính Hiệp hội trước hội nghị.
Hiệp hội mới được thành lập, nhưng đã phải đối mặt với nhiều thách thức: Sự phát triển nóng trong ngành chế biến; Thị trường tinh bột sắn cuối năm 2013 giảm mạnh về giá; Nhu cầu giảm liên tục làm tình hình sản xuất và kinh doanh của các đơn vị gặp nhiều khó khăn về vốn do không bán được hàng; Bên cạnh đó kinh phí hoạt động của Hội còn ít nên các mục tiêu phải cân đối lại.
 

Thành viên Ban Chấp Hành Hiệp hội Sắn Việt Nam

Hội nghị thảo luận và cho ý kiến:
Vai trò của Hiệp hội là rất lớn, đằng sau ý kiến của Hiệp hội là hàng triệu lao động trong ngành Sắn, vì thế cần nâng vai trò của ngành, vị trí cây sắn lên. Gần đây có nghị định 62/2013 ngày 25/10/2013 của chính phủ quy định: VỀ CHÍNH SÁCH KHUYẾN KHÍCH PHÁT TRIỂN HỢP TÁC, LIÊN KẾT SẢN XUẤT GẮN VỚI TIÊU THỤ NÔNG SẢN, XÂY DỰNG CÁNH ĐỒNG LỚN. Các đơn vị nghiên cứu chính sách để áp dụng và thực hiện.
Để triển khai chương trình khảo sát các nhà máy thuộc hội viên và thu thập thông tin cơ sở… cần thành lập tổ khảo sát và có kinh phí để thực hiện chương trình này.
Ngành sắn hiện nay đang phát triển nóng cho thấy tín hiệu thị trường là tốt. Tuy nhiên, mặt tiêu cực gây ra là các vấn đề về tranh chấp vùng nguyên liệu... Vì thế Hiệp hội cần có biện pháp để tác động và kiểm soát.
Khuyến cáo các đơn vị về vấn đề xử lý môi trường; về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, in logo hiệp hội trên bao bì để đảm bảo uy tín xuất khẩu của các thành viên thuộc Hiệp hội.
Sau khi các hội viên thảo luận, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam – TS. Nguyễn Văn Lạng kết luận hội nghị và đưa ra một số điểm chính trong công tác hoạt đông năm 2014 của Hiệp hội.
Một là,phối hợp với Cục Trồng trọt – Bộ NN&PTNT; Bộ Công thương…; với các tỉnh làm đề án phát triển ngành Sắn. Đưa ra các kiến nghị về quy hoạch vùng nguyên liệu cụ thể cho nhà máy TBS, nhà máy Ethanol… nên đặt vị trí nào ? công suất bao nhiêu là phù hợp ? Khi thực hiện đề án này đề nghị các thành viên tích cực hỗ trợ về công sức và kinh phí cho chương trình.
Hai là, Quảng bá và giới thiệu để nhiều đơn vị nhà nước và người dân biết đến Hiệp hội. Làm việc với chương trình VTV, ANTV; làm lại bộ phim tư liệu về cây Sắn để chiếu quảng bá tại các hội thảo ngành Sắn và các hội thảo liên ngành. Phát triển website của hiệp hội để cho người dân và nhà nước thấy được sự phát triển cây sắn…
Ba là, tập trung xử lý hai vấn đề quan trọng của ngành Sắn là:
-                       Vùng nguyên liệu:Có công văn gửi Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & Phát triển Nông thôn và các chủ tịch UBND các tỉnh có khả năng phát triển ngành này nhằm bàn bạc về vấn đề quy hoạch vùng nguyên liệu; vấn đề cấp mới nhà máy và hoặc rút bớt nhà máy trong từng tỉnh. Tiếp tục hợp tác với Viện Di truyền nông nghiệp, Tổ chức CIAT, JICA, các trung tâm nghiên cứu giống Sắn có chất lượng cao để tăng năng suất.
-                      Vấn đề nước thải trong ngành Sắn:Hội có công văn gửi Bộ TN – MT và mời một số thành viên tham gia, Tổng cục Đo lường chất lượng, Cục Cảnh sát môi trường… và kiến nghị lên Chính phủ về tiêu chuẩn, qui trình và lộ trình xử lý nước thải của các nhà máy chế biến tinh bột sắn.
Bốn là, về thông tin: văn phòng hiệp hội làm việc với các đơn vị có công nghệ tốt, có cách làm hay từ đó thông tin cho các hội viên khác để học và rút kinh nghiệm.
Về thông tin thị trường là cần thiết, cần thường xuyên cập nhật thông qua Website của hội. Kết hợp với Bộ Công thương để có được nguồn thông tin chính thống đồng thời tiếp nhận các nguồn thông tin từ chính các hội viên. Các hội viên cần phải thường xuyên kết nối về văn phòng Hiệp hội để nắm bắt và trao đổi thông tin kịp thời chính xác.
Năm là, về các công tác tổ chức phát triển Hiệp hội: Mời Trung tâm nghiên cứu thực nghiệm Nông nghiệp Hưng lộc tham gia thành viên; Thành lập chi hội Tây Ninh, tiến tới thành lập các chi hội khu vực khác trong cả nước; Tăng cường công tác kết nạp hội viên.
Hội nghị được kết thúc vào lúc 12 h30 phút cùng ngày./.
 
 

Gửi cảm nhận của bạn


Các bài liên quan

Đơn vị thành viên  

bảo hộ lao động

Hiệp hội Sắn Việt Nam

Emailhiephoisanvietnam@gmail.com

Trụ sở chính: Số 3, Ngõ 479, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3793.9168         Fax: (024) 3793.9168
Văn phòng đại diện: Biệt thự 32 D7, khu biệt thự Sài Gòn Pearl, 92 nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

bảo hộ lao động in hóa đơn

Thiết kế bởi VTM IT