Theo đà tăng của giá nông sản, diện tích trồng sắn của Việt Nam năm 2011 đã đạt gần 560.000 ha, tăng hơn 100.000 ha so với định hướng quy hoạch. Sang năm 2012, giá sắn rớt mạnh khiến nhiều người trồng sắn lao đao. Nhưng nhìn về lâu về dài, rõ ràng cây sắn vẫn có một hấp lực rất lớn. Nó vẫn là cây quan trọng trong 4 cây “lúa, ngô, khoai, sắn”…
CÂY LÀM GIÀU VỚI NGƯỜI ĐẦU TƯ CHÍ CỐT
Với đại đa số nông dân từ Bắc vào Nam thì cây sắn chỉ là cây trồng thêm nhưng cũng không ít đã trở thành tỷ phú nhờ sắn. Một trong những người phất lên nhờ sắn phải kể đến ông Tâm ở xã An Thái, huyện Phú Giáo, Bình Dương. Ông Tâm đến với cây sắn từ năm 1995, khi giống KM 94 được đưa ra sản xuất đại trà, khi ấy ông Tâm chỉ trồng hơn 1 ha trên rẫy nhà mình và đã bán được trên 18 triệu đồng (3,5 cây vàng).
Thời gian ấy ông Tâm làm quen với các chủ lò sắn gốc ở Tây Ninh và không hiểu từ bao giờ trở thành lái sắn, rồi thuê đất trồng sắn, ban đầu chỉ hơn 100 ha nhưng theo năm tháng diện tích sắn của ông cứ nở thêm, ông phải về quê Thanh Hóa chiêu mộ cả trăm thanh niên trai tráng vào làm thuê cho ông.
Đỉnh điểm là năm 2010, diện tích ông thuê được lên ngót nghét gần 1.000 ha, trải dài từ Gia Lai qua Đăk Lăk, Đăk Nông đến Bình Phước, năm 2011 diện tích đất thuê được của ông giảm xuống còn 600 ha và năm 2012 này chỉ còn 300 ha. Sau 15 năm gắn bó, tư dinh của ông Tâm đã trở nên bề thế nhất nhì vùng với hàng chục máy cày, xe tải loại lớn. Năm nay tuy quy mô giảm nhưng ông vẫn không bỏ và kiên trì chờ thời.
Ông Nguyễn Văn Khánh, thị trấn Phú Giáo, đệ tử của ông Tâm cũng bắt chước sư phụ thuê đất trồng sắn và năm 2011 diện tích thuê lên đến 70 ha. Thấy giá sắn lên vùn vụt, ông Khánh về quê Nam Đàn, Nghệ An huy động tài và lực tính sang thuê 500 ha nông trại của một quan chức Campuchia nhưng bố ông Khánh là người giỏi bói toán nên cản lại và không hiểu tài của ông thầy bói quê đến đâu nhưng ông Khánh thì đi đâu cũng nói “nếu không có ông cụ thì mình chết rồi”.
Theo ông Khánh, giá thành sắn tươi bao gồm cả tiền thuê đất (4,5 – 5 triệu/ha/năm) vào khoảng 1.000 đ/kg, theo thời giá hiện nay, giá sắn tươi đang là 1.400 đ/kg thì lợi nhuận sẽ được 400.000 đ/T, nếu năng suất đạt 25 T/ha thì lợi nhuận nhà đầu tư sẽ được 10 triệu/ha.
NÊN HAY KHÔNG NÊN PHÁT TRIỂN SẮN
Theo Cục Trồng trọt, diện tích sắn của cả nước năm 2011 đạt 559,6 nghìn ha, sản lượng 9,87 triệu T, trong đó Tây Nguyên có diện tích lớn nhất chiếm 158,5 nghìn ha, kế tiếp là Đông Nam bộ với 132,9 nghìn ha, trung du miền núi phía Bắc 117,2 nghìn ha, Duyên hải Nam Trung bộ – 72,1 nghìn ha và Bắc Trung bộ 65,3 nghìn ha… Với năng suất bình quân 29 T/ha (diện tích 45,7 nghìn ha), Tây Ninh không những là địa phương dẫn đầu cả nước về năng suất, hiệu quả mà còn được đánh giá là nơi cây sắn bền vững nhất.
Khác với những địa phương khác, sắn ở Tây Ninh được trồng chủ yếu trên đất bằng nên hạn chế tối đa được xói mòn, hơn nữa, Tây Ninh là địa phương có nghề chế biến tinh bột sắn phát triển, có nhiều nhà máy mới phát triển sau này với trang thiết bị hiện đại, có đội ngũ cò lái sắn chuyên nghiệp nên giá sắn ở Tây Ninh bao giờ cũng cao hơn nơi khác vài ba giá.
Với năng suất 24,1 T/ha, Bà Rịa Vũng Tàu được xếp hạng nhì. Tây Nguyên, nơi có diện tích sắn lớn nhất nhưng năng suất bình quân chỉ đạt 16,7 T/ha. Việc tăng diện tích sắn thêm 30.000 ha chỉ sau 3 năm ở Tây Nguyên không những xảy ra xói mòn cao mà còn là tác nhân cho việc phá rừng.
Tây Ninh cũng là địa phương có những mô hình trồng sắn thành công nhất, công nhân Nhà máy đường Nước Trong, Tây Ninh gần như người nào cũng có một vài ha sắn. Điều khác biệt của sắn nơi đây với các nơi khác là đều sử dụng nước tưới và năng suất lên tới 60-70 T/ha, thậm chí có gia đình còn đạt 80 T (quy mô 1 ha) và trở thành nguồn thu nhập chính.
Trung tâm thực nghiệm nông nghiệp Hưng Lộc, thuộc Viên KHKT Nông nghiệp Miền Nam là nơi có những nghiên cứu đầu tiên về cây sắn và từ đây đã phóng thích ra những giống năng suất cao đang được phổ biến hiện nay như KM 94, KM 98-5, KM 140… Nhờ có giống mới mà năng suất sắn của nước ta đã tăng dần từ 8,3 T/ha/năm 2001 lên 17,6 T/ha/2011.
Trung tâm này cũng là đơn vị khoa học đầu tiên nhận được đơn đặt hàng nghiên cứu khoa học, năm 2011, Cty Mía đường Tây Ninh, ký hợp đồng thuê trung tâm nghiên cứu đưa ra mô hình tối ưu nhất cho cây sắn trên vùng đất của họ. Mặc dù trị giá hợp đồng chỉ 400 triệu đồng nhưng đã tạo nên niềm phấn khích cho những người đam mê cây này.
TƯƠNG LAI VÀ CHỖ ĐỨNG NÀO CHO CÂY SẮN?
Lúa, ngô, khoai, sắn- cây sắn không những được định vị từ lâu trong cơ cấu cây trồng của cả nước ta mà còn ngày càng có vị trí quan trọng hơn. Trước đây sắn chủ yếu để làm lương thực cho người, làm thức ăn chăn nuôi, thủy sản nhưng ngày nay có đến 70% sắn ở châu Á được dùng làm nguyên liệu sản xuất Ethanol.
Trong tình trạng dầu mỏ và những năng lượng hóa thạch khác ngày một cạn kiệt, khan hiếm thì loài người càng kỳ vọng vào Biodiezen và cây sắn được lựa chọn số 1. Biodiezen có thể được chế biến từ lúa, ngô, mía nhưng từ sắn là rẻ nhất. Năm 2008, các nước Trung Quốc, Thái Lan, Việt Nam, Indonesia đồng loạt xây dựng đến gần 30 nhà máy sản xuất Ethanol nên đã tạo nên cơn sốt giá vào năm 2010 (giá sắn lát tăng 52%, tinh bột sắn tăng 73%) nhưng sau đó giảm dần xuống do các nhà máy này không chịu nổi giá quá cao.
So với lúc đỉnh điểm, giá sắn xuất khẩu hiện nay giảm 40% (230-240 USD/T FOB TP HCM với sắn lát và 420-430 USD/T với tinh bột sắn). Tuy nhiên theo dõi chuỗi số liệu trong nhiều năm liền trên thị trường quốc tế về giá và sản lượng mua bán thì thấy 2 chỉ số cơ bản đều tăng. Năm 2000 sản lượng sắn của toàn thế giới mới đạt 175 triệu tấn nhưng đến 2010 đã đạt 250 triệu tấn.
Hiện nay toàn thế giới có khoảng 100 nước xuất khẩu sắn nhưng riêng 5 quốc gia hàng đầu bao gồm Thái Lan, Việt Nam, Costa Rica, Indonesia và Paraguay đã chiếm tới 97% sản lượng giaodịch. Giá trị giao dịch thị trường sắn thế giới năm 2010 đạt 2,3 tỷ USD, trong đó Thái Lan – 1,56 tỷ USD, Việt Nam 0,56 tỷ USD.
Tại Việt Nam, giá trị xuất khẩu 8 tháng đầu năm 2012 đạt khoảng 800 triệu USD. Năm 2011, Thái Lan xuất khẩu được 3 triệu T sắn lát (chiếm 48% sản lượng giao dịch), Việt Nam – 2 triệu T (32%) và Campuchia – 1 triệu T (16%).
Thái Lan là nước xuất khẩu dẫn đầu thế giới cả về sắn lát lẫn tinh bột sắn nên giá bán của Thái Lan sẽ được chỉ dấu cho toàn bộ giao dịch của thế giới. Giá xuất khẩu của Việt Nam bám theo giá Thái Lan nhưng thấp hơn khoảng 10 – 15 USD/T. Tuy nhiên chuẩn giá mua của cả thế giới đều nhìn vào Trung Quốc, quốc gia mua đến 70% sản lượng sắn giao dịch, giá mua của Trung Quốc bị chi phối bởi những yếu tố sau:
- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế Trung Quốc
- Giá dầu mỏ
- Giá của ngô, mía đường (nguyên liệu thay thế, nếu sắn đắt thì các nhà máy chuyển sang dùng nguyên liệu khác)
Sản lượng sắn Việt Nam hiện nay khoảng 9,5 triệu T, trong đó dùng cho lương thực chiếm 12%, dùng làm thức ăn chăn nuôi chiếm 22%, còn lại chủ yếu để xuất khẩu nên giá sắn của Việt Nam phụ thuộc vào giá thế giới.
Như vậy trong tương lai, giá sắn tăng dần nhưng mức độ tăng sẽ không có đột biến như năm 2011, dự báo giá sắn tươi của Việt Nam trong khoảng 1.500 đ đến 2.000 đ/kg.
Gửi cảm nhận của bạn
Các bài liên quan
- The Notice of Meeting on Brabender
- The Notice of Meeting with GRATITUDE
- 17/2014/TT- BTC circular about decreasing tapioca import tax
- Mời hội viên HHSVN tham dự Chương trình hội thảo Giới thiệu ba giống sắn mới và Kỹ thuật canh tác của Trung Tâm Giống Hưng Lộc
- Gặp gỡ Doanh nghiệp Việt Nam – Trung Quốc (Tứ Xuyên)
News
- REGULATIONS OF VIETNAM CASSAVA ASSOCIATION
- REGULATIONS OF VIETNAM CASSAVA ASSOCIATION
- Danh sách hội viên
- Circular 31/2017/TT-BTNMT attached with QCVN 63:2017/BTNMT - National Technical Regulation on effluent discharged from the cassava starch processing factories
- Presentation of Alfa Laval Decanter (Aldec series) for sludge dewatering in waste water treatment of tapioca starch plants.
- Presentation of TX-712B separator made by Alfa Laval (Sweden) for washing of tapioca starch
- Price table of cassava on June 03rd, 2016
- Mealybug damage on 158ha of cassava
- Vietnam Cassava Weekly 3rd Report Week in August 2015
- Annual Forecasts 2014-2015 harvest cassava in excess of Yen Bai 70,000 tons of fresh cassava roots from drying cassava inactivity.
- International conference on sustainable development of cassava in Vietnam.
- China halt to import of cassava pulp from Vietnam
- Cassava – the US $ billion-plant of Vietnam’s export.
- According to the latest report of the Ministry of Agriculture and Rural Development, in November, 2014 the total value of exports of agricultural, forestry and fishery products reached over 28 billion US dollars.
- Tapioca starch transactions at borders have more vibrant signs due to the increased needs of the Chinese customers.
- Workshop on status and development direction for Ethanol sector in Vietnam dated 14.11.2014
- Inviting to participate in learning programs and fieldwork in Japan from days 22-28/11/2014
- GRATITUDE meeting to introduce the project "Reducing losses in harvesting and processing of root crops" at Hanoi University of Science and Technology on 22.10. 2014
- Ceremony of joining new members of VCCI
- Meeting with the Ministry of Natural Resources and Environment
- tapioca export quantity in the first 2 months 2014 fall sharply
- Invite letter for Korean Business & investment Promotion
- Invite enterprises attend trade promotion program in Brazil
- 17/2014/TT- BTC circular about decreasing tapioca import tax
- The Notice of Meeting on Brabender
- The Notice of Meeting with GRATITUDE
- Brabender equipment for Vietnam Cassava Starch sector
- Vietnam Cassava Association 2014
- VIETNAM CASSAVA ASSOCIATION
MEMBERSHIP CORNER
VIDEO CLIP
Price Table
|