Lãnh đạo Hiệp Hội Sắn Việt Nam gặp mặt và làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT

Ngày 16.04.2015, Chủ tịch Hiệp hội sắn Hiệp hội sắn Việt Nam có buổi làm việc với Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp & PTNT để báo cáo “Thực trạng ngành sắn Việt Nam, những kiến nghị giải pháp phát triển bền vững”.
I. TS. Nguyễn Văn Lạng – Chủ tịch HHSVN:
1. Khái quát ngành sắn:
Hiện nay Hiệp hội có 70 đơn vị thành viên đều là những nhà máy có sản lượng lớn trên cả nước.
Cả nước có trên 100 nhà máy sản xuất tinh bột sắn. Những năm qua kim ngạch  xuất khẩu sắn và sản phẩm từ sắn trên 1 tỷ USD/ năm. Về xuất khẩu tinh bột sắn đứng thứ 2 sau Thái lan.
Cây sắn là cây truyền thống của dân tộc nay đã trở thành cây công nghiệp có hiệu quả cho bà con các dân tộc trung du, miền núi nơi mà các ngành công nghiệp khác chưa đến được.
Với sự nghiên cứu và chuyển giao các giống sắn mới do (Viện di truyền Nông nghiệp, Trung Tâm Hưng Lộc, Tổ chức CIAT…) Năng suất ngày càng tăng lên, những nơi có tưới có thể đạt trên 70T/ha.
Thiết bị công nghệ sản xuất tinh bột sắn do Việt Nam sản xuất 100%, tỷ lệ thu hồi cao.
Môi trường: có 6 nhà máy thải nước thải A. Hiện nay đang xúc tiến làm tiêu chuẩn nước thải QCVN cho riêng ngành sắn. Hồ nước thải được phủ bạt để thu hồi biogas sấy sản phẩm, bã sắn đa số được đưa vào dây truyền sấy đã giảm thiểu được ô nhiễm môi trường. Ngành chế biến tinh bột sắn không còn ô nhiễm môi trường như trước đây nữa.


2. Đề xuất:

(1) Kiến nghị với Bộ để đưa vị trí cây sắn xứng đáng và được coi là cây trọng điểm ưu tiên Quốc gia. Cuối năm nay nên có Hội nghị quốc gia về ngành sắn nhằm định hướng phát triển cây sắn, quản lý và khai thác nó. Đồng thời giải quyết vùng nguyên liệu cho cả việc sản xuất Tinh bột sắn và Ethanol. VD: xen canh trồng sắn với Lạc; phương pháp trồng sắn trên đất dốc; chuyển giao giống…
(2) Bã sắn với sản lượngkhoảng 1,2 – 1,3 triệu tấn khô/năm. Đây là nguồn nguyên liệu tốt cho chăn nuôi. Kiến nghị đưa bã sắn vào danh mục nguyên liệu làm thức ăn chăn nuôi.
(3) Giốngsắn giao cho các Viện nghiên cứu như:  Trung tâm như CIAT, Trung tâm Hưng Lộc … để nghiên cứu nhằm tăng năng suất.
(4) Sắn là nguyên liệu của nhiều lĩnh vực. Đề xuất Bộ Tài chính cấm hoàn toàn xuất khẩu củ sắn tươi, điều chỉnh thuế suất xuất khẩu sắn lát đảm bảo nguyên liệu sản xuất trong nước.
(5) HHSVN cùng HH nhiên liệu sinh học Việt Nam bàn và thống nhất tạo thành 01 HH, vì cùng nguyên liệu đầu vào cho sản xuất (cây sắn) thì nên có 01 HH.
(6) Hợp tác Quốc tế: Bộ trưởng quan tâm đặt vấn đề về ngành sắn tại các cuộc gặp làm việc với các nước (Indonesia, Brasil…) về hợp tác trong các lĩnh vực: kỹ thuật, đầu tư, thị trường, thậm chí điều tiết giá….
(7) Cho phép Cục Khuyến nông, Cục Trồng trọt, Cục Chế biến NL TS & Nghề muối thuộc Bộ NN & PTNT tham gia HHSVN.
II. ÔngNghiêm Minh Tiến – Phó Chủ tịch thườngtrực HHSVN đưa ra ý kiến:
(1) Cây sắn được trồngvà phân bố khắp cả nước, tập trung chủ yếu tại các vùng sâu, vùng xa, với số lao động trực tiếp khoảng 2 triệu người. Tuy nhiên, hiện cây sắn vẫn chưa được hưởng các chính sách của Nhà nước. Các doanh nghiệp sản xuất sắn không tiếp cận được nguồn vốn vay, phải tự huy động vốn đầu tư làm đường, kéo điện, xử lý môi trường tại các Nhà máy sản xuất TBS. Kiến nghị coi cây sắn là cây Quốc gia để hưởng các chính sách ưu đãi.
(2) Nhập khẩu Bã sắn hiện được miễn thuế và 0% thuế VAT, tuy nhiên Bã sắn trong nước lại đang áp thuế VAT đối với Bã khô là: 5% và Bã sấy tươi là: 10%. Kiến nghị không áp thuế VAT đối với Bã sắn.
(3) Nhu cầu sắn củ tươi trong nước rất lớn, hàng năm phải nhập khẩu khoảng 1,5 triệu tấn từ Lào và Campuchia. Trongkhi đó, hiện vẫn chưa có biện pháp về thuế để hạn chế lượng sắn củ tươi xuất khẩu sang Trung Quốc. Đề nghị có biện pháp can thiệp đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất trong nước.
(4) Nghị định 80: đảm bảo gắn kết giữa nhà máy với người nông dân. Nhưng chuyển sang nghị định 62 thì quy định cánh đồng mẫu lớn là khó khăn vì thẩm quyền xác nhận chưa rõ, điều kiện để canh tác lớn là bao nhiêu ? Đầu tư sản xuất và đầu tư vùng nguyên liệu cần vốn lớn nên khó cho doanh nghiệp đầu tư.
III. Bộ trưởng Cao Đức Phát kết luận:


(1) Nhất trí cao các ý kiến của HHSVN đưa ra: năm 2015 sẽ thúc đẩy và đưa cây sắn lên vị trí cao hơn.
 (2) Bộ NN & PTNT sẽ chủ trì Hội nghị về ngành sắn tại Trụ sở của Bộ vào ngày 11/05/2015. Thành phần gồm: Bộ trưởng Bộ NN & PTNT, các Bộ liên quan, Cục Trồng trọt, Cục Khuyến nông, Cục Chế biến NL TS & NM, HHSVN, các Viện - Trường, UBND các tỉnh có nhiều diện tích đất trồng sắn, các Doanh nghiệp sản xuất sắn. Qua Hội nghị sẽ thống nhất định hướng phát triển ngành sắn. Giao cho Cục Trồng trọt phối hợp với HHSVN lên phương án tổ chức chương trình Hội nghị.
(3) Giải pháp tốt về thị trường đầu ra ngành sắn đó là: phát triển sản xuất Ethanol cho pha chế xăng E5, sắp tới là E10. Nhu cầu nguyên liệu cho sản xuất mặt hàng này rất lớn, tránh việc xuất khẩu nguyên liệu thô cho Trung Quốc (họ cũng làm Cồn). Tuy nhiên, do hiện nay giá xăng E5 đang giảm trong khi giá nguyên liệu vẫn cao. Vấn đề này phải nghiên cứu thêm.
 (4) Về giống: ủnghộ việc nhập giống mới từ Indonesia hay Thái Lan vào Việt Nam. Tuy nhiên phải kiểm tra kỹ lưỡng trước khi nhập, tránh mang mầm bệnh cây sắn lây sang diện tích sắn trong nước.
 (5) Quy trình trồng sắn đã cũ, cần rà lại, nghiên cứu đưa ra dự thảo quy trình mới, phù hợp với tình hình thực tế để lấy ý kiến tại Hội nghị ngày 11/05/2015.
 (6) Về thị trường: Cần nghiên cứu kỹ thị trường đầu ra, khả năng và triển vọng. Bên cạnh đó cần đàm phán mở cửa thị trường sắn cho các doanh nghiệp.
 (7) Sẽ triển khai ngay việc công nhận Bã sắn thuộc danh mục TACN. Về thuế suất xuất khẩu sắn củ tươi và sắn lát, Bộ NN & PTNT sẽ gửi văn bản sang Bộ Tài chính và làm việc trong kỳ họp Chính phủ sắp tới. 












 

Gửi cảm nhận của bạn


Các bài liên quan

Đơn vị thành viên  

bảo hộ lao động

Hiệp hội Sắn Việt Nam

Emailhiephoisanvietnam@gmail.com

Trụ sở chính: Số 3, Ngõ 479, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3793.9168         Fax: (024) 3793.9168
Văn phòng đại diện: Biệt thự 32 D7, khu biệt thự Sài Gòn Pearl, 92 nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

bảo hộ lao động in hóa đơn

Thiết kế bởi VTM IT