Tỉnh Đắk Nông hiện có khoảng 22.000 ha đất trồng sắn, dao động tùy năm tùy vụ, không đủ nguyên liệu cung cấp cho 3 nhà máy sản xuất tinh bột xuất khẩu, chế biến cồn trên địa bàn tỉnh.

 

TP - Tỉnh Đắk Nông hiện có khoảng 22.000 ha đất trồng sắn, dao động tùy năm tùy vụ, không đủ nguyên liệu cung cấp cho 3 nhà máy sản xuất tinh bột xuất khẩu, chế biến cồn trên địa bàn tỉnh.
Hiện hàng chục nhà máy tinh bột sắn trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên khốn đốn vì thiếu nguyên liệu. Rốt cục, nhà máy nào cũng chỉ chạy cầm chừng được 7-8 tháng/ năm, rồi... đắp chiếu, nghỉ. Nguyên nhân chính của tình trạng này, là do trên Tây Nguyên, đến nay sắn vẫn chỉ được coi là cây giảm nghèo, nông dân và đồng bào các dân tộc thiểu số tùy hứng trồng kiểu “phó mặc cho trời” ở các sườn đồi, góc rẫy, vạt rừng mới phá, năng suất chỉ từ 12-15 tấn/ha. Chưa có chính quyền tỉnh nào mặn mà với sắn, lập quy hoạch phát triển sắn, đầu tư nghiên cứu, hướng dẫn nông dân thâm canh, dù biết rõ từ năm 2012 tới nay, năm nào kim ngạch sắn Việt Nam cũng vượt mức 1 tỷ USD xuất khẩu. 

Thu hoạch sắn trên Tây Nguyên.

Trong Hội thảo “Phát triển bền vững cây sắn Việt Nam” do Hiệp hội sắn Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh Tây Ninh tổ chức đầu năm 2015 tại Tây Ninh, ông Huỳnh Văn Quang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh cho biết, năm 2014, toàn tỉnh có gần 50.500 ha sắn với tổng sản lượng trên 1,6 triệu tấn. Cả nước có hơn 100 nhà máy chế biến thì Tây Ninh có 72 nhà máy. Với điều kiện hiện tại và những lợi thế, tiềm năng có sẵn, được đầu tư đúng hướng, đúng mức, cây sắn đã đem lại trên dưới nửa tỷ USD kim ngạch xuất khẩu cho tỉnh.
Để trở thành “thủ phủ” sắn của cả nước, Tây Ninh đã sớm quy hoạch vùng nguyên liệu, khuyến khích người dân đầu tư thâm canh. Vài năm gần đây, nhận thức rõ hiệu quả kinh tế cao từ cây sắn, trên cả nước đã có thêm nhiều tỉnh đưa sắn vào kế hoạch xóa nghèo, nhất là ở vùng cao. Tỉnh Quảng Trị là nơi cây sắn đã lên ngôi vua, nâng cao mức sống rõ rệt cho người dân. Từ khi Cty TNHH MTV Thương mại Quảng Trị xây dựng ở huyện Hướng Hóa một nhà máy chế biến tinh bột sắn, nhiều hộ đồng bào Vân Kiều đã bước vào “câu lạc bộ trăm triệu”, vừa no ấm vừa được tổ chức du lịch trong và ngoài nước, điều mà trước đây họ chưa từng mơ tới .
Ông Nguyễn Văn Lạng, Chủ tịch Hiệp hội Sắn Việt Nam, cho biết: Hội thảo toàn cầu về sắn vừa được tổ chức tháng 5 tại Bangkok, Thái Lan với 38 nước tham gia, Việt Nam được xếp thứ 3 về sản lượng tinh bột sắn xuất khẩu, sau Thái Lan và Indonesia. Thị trường thế giới, mức cung về sắn mới đạt khoảng 80% so với nhu cầu. Hai vấn đề về sắn gây băn khoăn trước đây, là sắn hại đất, và nhà máy sắn gây ô nhiễm, nay đều đã hóa giải được, bằng cách bón phân hữu cơ trả lại dinh dưỡng cho đất, và sử dụng công nghệ mới về xử lý môi trường. Có quy hoạch tốt, chiến lược đúng, đầu tư bài bản, sắn hoàn toàn xứng đáng là cây “tỷ đô” của Việt Nam.

Tienphong.vn
 

 

Gửi cảm nhận của bạn


Các bài liên quan

Đơn vị thành viên  

bảo hộ lao động

Hiệp hội Sắn Việt Nam

Emailhiephoisanvietnam@gmail.com

Trụ sở chính: Số 3, Ngõ 479, Đường Hoàng Quốc Việt, Cầu Giấy, Hà Nội

Điện thoại: (024) 3793.9168         Fax: (024) 3793.9168
Văn phòng đại diện: Biệt thự 32 D7, khu biệt thự Sài Gòn Pearl, 92 nguyễn Hữu Cảnh, Phường 22, Q. Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh

bảo hộ lao động in hóa đơn

Thiết kế bởi VTM IT